Cho vay lãi 2k 1 ngày/triệu là cao hay thấp? Mức lãi suất này có bị buộc là cho vay nặng lãi không? Cùng wikibank.top tìm hiểu về hình thức vay lãi này nhé.
Mục lục bài viết
1. Cho vay lãi 2k 1 ngày/1 triệu có phải là quá cao?
Trong giao dịch dân sự, lãi suất cho vay được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức thỏa thuận đó phải tuân thủ quy định pháp luật về lãi suất tối đa được áp dụng. Khi lãi suất vượt quá mức tối đa pháp luật cho phép, hành vi này được xem là cho vay nặng lãi. Vậy cho vay lãi 2k 1 ngày/triệu có phải cho vay nặng lãi không? Để trả lời được câu hỏi này, cần xác định các lãi suất thực tế có vượt quá lãi suất theo quy định hay không. Pháp luật điều chỉnh như thế nào trong trường hợp cho vay nặng lãi được thực hiện?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015.
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 468 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Vậy theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ được áp dụng mức lãi suất cao nhất với khoản tiền bạn cho vay là: 20%/năm tương đương1,667%/tháng
Hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay là 1 triệu VND thì mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi vay tiền là:
+ Số tiền lãi suất năm là: 1 triệu x 20 % = 200.000/năm
+ Tương ứng là 16.667 VND /tháng và 556 VND/ngày
Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, trong trường hợp cho vay lãi 2k 1 ngày nêu trên với mức lãi suất cao hơn 3,6 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định nên bạn chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
2. Các trường hợp cho vay nặng lãi nào thì bị phạt
Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự chỉ có duy nhất một quy định liên quan đến cho hành vi vay nặng lãi là phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng nếu vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay tại khoản 3 Điều 11.
Tuy nhiên, từ 01/01/2022 – Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 167 đã bãi bỏ quy định trên. Đồng thời nâng cao mức phạt, giá trị tiền phạt nếu hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, Nghị định mới quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi:
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tức là không tuân thủ mức lãi suất tối đa được pháp luật cho phép khi tiến hành giao kết hợp đồng. Tiền lãi được xác định không hợp lý, không đảm bảo hiệu quả vay-cho vay theo quan hệ của pháp luật dân sự.
– Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thông qua các hình thức trên, để thực hiện cho vay với lãi suất cao. Khi các hành vi chưa cấu thành tội phạm, thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Đây là quy định bắt buộc mà các bên phải lưu ý khi thỏa thuận lãi suất vay. Luật cho phép các bên thỏa thuận, tuy nhiên không được thực hiện trái với các quy định pháp luật liên quan.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính:
Như vậy từ năm 2022, nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ, các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Đây là nội dung quy định tại điểm d khoản 4 Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”
3. Quy định về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:
Để được xem là tội cho vay nặng lãi thì cần đáp ứng điều kiện quy định tại điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cho vay với mức lãi suất cao hơn 3,6 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Trong khi các điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi chưa được đáp ứng. Nên hành vi của bạn chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Hành vi cho vay nặng lãi này bị xử phạt hành chính. Chưa cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xét các yếu tố cấu thành Tội cho vay nặng lãi là:
– Lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định. Trong khi lãi suất đang được thỏa thuận là 3,6 lần.
– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên: Thực tế trong trường hợp tình huống này, không nói đến thời gian cho vay là bao lâu. Do đó không thể xác định được giá trị số tiền thu lợi bất chính. Tuy nhiên dù thực tế số tiền do thu lợi bất chính lớn hơn hay nhỏ hơn 30 triệu thì cho vay lãi 2k 1 ngày/triệu cũng không cấu thành Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Hiện nay, hình thức cho vay lãi 2k 1 ngày giống như trên nhanh xuất hiện khá nhiều, có mặt trên khắp cả nước. Để chắc chắn bạn có khả năng chi trả, các tổ chức cho vay lãi ngày sẽ dựa vào hồ sơ bạn cung cấp như có hộ khẩu, có nhà riêng không, đi làm công ăn lương hay kinh doanh tự do với thu nhập khoảng bao nhiêu,… để làm căn cứ xét duyệt khoản vay và lãi suất.
Hình thức vay tiền nhanh nhất bằng CMND/CCCD
Nếu bạn đang cần vay tiền nóng gấp thì bạn vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn, đảm bảo hơn. Vay tiền qua CMND/CCCD tại các công ty tài chính uy tín là một trong số đó. Bạn chỉ cần ngồi nhà đăng ký online, không cần gặp mặt, không cần chứng minh thu nhập, không cần giấy tờ. Đặc biệt, bạn sẽ được vay tiền không lãi suất (0% lãi suất) nếu là khách hàng mới.
Một số app vay tiền online uy tín có thể kể đến như Doctor Đồng, Alo Credit, Crezu, Moneyveo,… Đây đều là những công ty uy tín có địa chỉ website rõ ràng, minh bạch.
Trên đây wikibank.top đã cung cấp cho bạn những thông tin về cho vay lãi 2k 1 ngày cũng như một số app vay tiền online uy tín. Hi vọng bạn sẽ có nhiều lựa chọn tài chính phù hợp cho bản thân mình.